Tìm hiểu dầm nhà là gì? Cấu tạo, phân loại và cách thức đổ dầm

Trong xây dựng, dầm nhà là một phần rất quan trọng để giúp ngôi nhà được vững chắc. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được kết cấu và chức năng của dầm. Hiểu được kết cấu của dầm bạn sẽ có có những phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng dầm bị nứt.

Dầm là gì?

Dầm nhà là thanh chịu lực được đặt nằm ngang hoặc nghiêng, chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên nó. Dầm là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép. Nó được sử dụng ở công trình nhà ở, công trình kiến trúc lớn,…

Dầm được tạo ra để bảo vệ chịu các sức ép của toàn bộ khối lượng ngôi nhà giúp truyền tải trọng, phân tán lực đều lên các bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột. ngoài ra có thể thay thế tường chịu lực giúp mở rộng không gian tiết diện tối ưu.

Cấu tạo và chức năng của dầm nhà.

Dầm nhà thường được xây dựng theo hình chữ nhật hoặc hình vuông. Khoảng cách của dầm được tính toán dựa trên khoảng cách của cột trong nhà.

Còn khoảng cách của cột sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như công năng, tải trọng và số tầng của ngôi nhà. Chiều cao của Dầm trong nhà sẽ khác nhau theo kết cấu số tầng trong nhà. Kích thước dầm xà nhà dân thường và nhà phố, sẽ có chiều cao phổ biến sau:

• Nhà 2 tầng khoảng 30 cm

• Nhà 3 tầng khoảng 35cm

• Nhà 4,5 tầng khoảng từ 35 cm – 40 cm

Hệ thống dầm xà nhà là khung xương cốt yếu của công trình xây dựng. Nhà của bạn có chịu lực tốt và kiên cố hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố này.

Chiều cao của dầm thường chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm) nên gia chủ cần nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ của những người có chuyên môn về thiết kế, thi công trong lĩnh vực này để có thể hiểu rõ hơn.

Khoảng cách lắp đặt dầm nhà

Khoảng cách lắp đặt dầm nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại dầm, kích thước dầm, tải trọng và thiết kế kết cấu ngôi nhà.

Trong phương pháp xây dựng thông thường, khoảng cách giữa các dầm được lựa chọn trong khoảng từ 0,6 đến 1,2m.

Tuy nhiên, để đảm bảo độ chắc chắn của ngôi nhà, việc lựa chọn khoảng cách giữa các dầm phải được tính toán kích thước cẩn thận bởi kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp.

Kích thước dầm nhà ở

Dầm nhà ở nói riêng và dầm xây dựng nói chung luôn có kích thước khác nhau phụ thuộc vào kết cấu và tải trọng.

Tuy nhiên vẫn sẽ có một số thông tin tham khảo chung về kích thước cho từng loại dầm khác nhau. Cần lưu ý chiều cao của dầm chúng cũng bị ảnh hưởng của nhịp dầm.

Cho nên việc tham khảo ý kiến từ những người tư vấn có chuyên môn sâu để ngôi nhà đạt chất lượng như mong muốn.

Dầm chữ I: Kích thước chung của dầm chữ I có thể từ 100mm x 50mm đến 600mm x 210mm

Dầm chữ L: Kích thước chung của dầm chữ L thường từ 100mm x 50mm đến 250mm x 90mm

Dầm chữ U: Kích thước chung của dầm chữ U thường từ 75mm x 40mm đến 300mm x 100mm

Dầm cho nhà 2 tầng: Chiều cao 30cm

Dầm cho nhà 3 tầng: Chiều cao 35cm

Dầm cho nhà 4 tầng: Chiều cao 35 – 45cm

Phân loại dầm nhà

Dầm nhà hiện nay được chia làm 4 loại trong lĩnh vực xây dựng. Đầu tiên là dầm nhà chính, thứ hai là dầm nhà phụ, thứ ba là dầm nhà bê tông cốt thép và cuối cùng là dầm nhà thép. Mỗi dầm đều có nhiệm vụ và tải trọng riêng của từng loại dầm.

Dầm nhà chính

Dầm nhà chính là một thanh chịu lực nằm ngang hoặc nghiêng để đỡ các bản dầm. Dầm được tạo ra để chịu được sức ép toàn bộ khối lượng của ngôi nhà. Giúp dầm chịu được lực và phân tán lực đều lên từng bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột.

Chúng được đặt ngang qua trên nền nhà giao với các cột và 2 đầu nối với 2 đầu cột, được gác lên chân cột hoặc vách.

Kích thước: Cơ bản từ 20 – 25cm. Giữa 2 dầm chính có thêm các dầm phụ để tăng khả năng chịu lực cho phần dầm chính.

Nhịp dầm: Khoảng cách giữa 2 dầm chính. Đặt cách nhau từ 4m đến 6m. Cứ 1 nhịp dầm sẽ sử dụng từ 1 – 3 dầm phụ.

Vai trò: Đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực.

Dầm nhà phụ

Dầm nhà phụ không phải là cấu kiện chịu nén, chức năng chính của dầm nhà phụ là chịu uốn, xoắn và không đi qua cột.

Vị trí của dầm phụ là nằm phía trên dầm chính. Dầm phụ có tác dụng là đỡ phụ sàn vượt được nhịp lớn và đỡ tường.

Kích thước: Mỗi công trình sẽ có chịu tải, số lượng tầng… khác nhau nên sẽ có kích thước và tiết diện khác nhau. Kích thước dầm phụ < kích thước dầm chính. Phần nào chịu tải trọng lớn mặc định có tiết diện lớn hơn.

Vai trò: Tác dụng chịu uốn, chịu nén. Nhằm phân chia trọng tải với dầm chính. Mục tiêu là chia nhỏ kích thước và lực của tấm sàn, chia nhỏ lực. Thường được dùng nhiều ở nhà vệ sinh, lô gia.

Cách đổ bê tông dầm sàn

Quá trình đổ bê tông dầm sàn bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau để đảm bảo dầm và sàn đúng với kích thước đề ra cùng với độ bền và độ chính xác cao. Ngoài ra đổ bê tông của 2 loại này cũng sẽ khác nhau về cách thức.

Kỹ thuật đổ dầm

Kỹ thuật đổ dầm trong xây dựng là quá trình đổ và hoàn thiện các khuôn dầm để dầm có thể chịu tải trọng của sàn, tường và các phần khác của công trình. Một kỹ sư phải cần biết được 5 kỹ thuật đổ dầm theo đúng trình tự như sau:

Đầu tiên là khuôn dầm phải được làm bằng gỗ hoặc thép. Khuôn dầm được sử dụng để giữ cho bê tông không bị tràn ra khỏi khuôn.

Tiếp theo là sắt cốt được sử dụng để tăng độ bền và độ cứng của dầm và khi đó kỹ sư xây dựng sẽ tiếp tục công đoạn đổ bê tông.

Công đoạn đổ bê tông được đổ vào để tạo thành hình dạng cho một khuôn dầm. Lưu ý rằng bê tông phải được đúc đều không được tràn ra hoặc ít hơn bề mặt khuôn dầm và phải được làm khô đúng cách.

Thứ tư là công đoạn cắt dầm sau khi bê tông đã khô, đầu tiên ta sẽ cắt đi khuôn dầm và tiếp tục cắt bớt phần thừa của sắt cốt để cho ra kích thước cuối cùng của dầm.

Cuối cùng là sử dụng những phương pháp kỹ thuật trong xây dựng giúp cho dầm mịn và bóng hơn.

Kỹ thuật đổ sàn

Kỹ thuật đổ sàn trong xây dựng là quá trình đổ và hoàn thiện bề mặt của sàn để tạo ra một bề mặt phẳng và bền vững. Sàn nhà chắc và vững thì mới có thể chịu được áp lực và tác động mạnh từ trên xuống. Giống với đổ dầm kỹ thuật đổ sản cũng có 4 quy trình như sau:

Chuẩn bị nền móng: nền móng là cái gốc để có thể xây dựng được những phần tiếp theo. Nền móng phải chắc và cứng để đàm bảo sàn không bị lún.

Cũng giống như khuôn dầm, khuôn sàn cũng được tạo ra để có một hình dạng nhất định cho khuôn. Khuôn sàn thường được làm bằng gỗ hoặc thép.

Thứ ba sau khi đã định hình được khuôn sàn chúng ta tiếp tục qua giai đoạn đổ bê tông, đổ bê tông cũng phải cần kỹ thuật, không quá lỏng mà cũng không quá đặt, không được thừa cũng không được thiếu.

Tiếp theo là cắt sàn và hoàn thiện bề mặt: công đoạn cắt sàn giúp ta lược bỏ bớt các phần thừa của bê tông và đánh bóng sàn bằng những kỹ thuật trong xây dựng giúp sàn được nhẵn mịn và bóng hơn.

0コメント

  • 1000 / 1000